Khởi đầu cho thành công

Lãnh đạo: Lãnh đạo bản thân đến lãnh đạo người khác

Lãnh đạo không phải là điều gì quá xa vời, đỉnh cao của lãnh đạo là tạo sự ảnh hưởng. Tuy nhiên muốn lãnh đạo được người khác trước tiên phải lãnh đạo được bản thân mình.

Lãnh đạo - leadership là người tạo sự ảnh hưởng. Một khi bạn thành công trong việc tạo sự ảnh hưởng thì đương nhiên sẽ có người đi theo bạn. Từ đó những người đi theo bạn sẽ mong muốn thực thi những công việc mà bạn mong đợi. Đó là cơ sở để bạn thực hiện được việc chuyển tầm nhìn thành hiện thực.

Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard nói: "Nếu một người không thể là người lãnh đạo cho chính bản thân mình nhưng lại lãnh đạo người khác thì đó là một việc làm quá táo bạo. Nếu anh không biết cách lãnh đạo chính mình, người khác sẽ làm điều đó". 

Lãnh đạo bản thân tốt trước tiên chúng ta cần quản lý tốt những điểm sau:

 

1. Quản lý cảm xúc: Hãy mở rộng vòng ảnh hưởng hưởng tích cực và thu hẹp vòng quan tâm.

2. Quản lý năng lượng: Luôn ý thức giữ gìn sức khỏe và rèn luyện để kiểm soát tốt nguồn năng lượng sống. Chỉ có sức khỏe tốt thì chúng ta mới thực hiện được những định hướng đề ra 

3. Quản lý thời gian và các ưu tiên: 

Luôn quản lý và kiếm soát độ khẩn cấp và tính chất quan trọng của công việc: Giải quyết tốt các công việc ở nhóm II, III, và IV, tránh để công việc chuyển sang nhóm I sẽ đưa chúng ta rơi vào thế bị động

4. Quản lý suy nghĩ: Hãy luôn suy nghĩ tích cực đê từ đó có thái độ sống tích cực

5. Quản lý lời nói: Kiểm soát tốt lời nói giúp bạn nhận lại được sự thân thiện

6. Quản lý hành động: Kiểm soát tốt hành động trong các tình huống giúp bạn gia tăng giá trị bản thành và ảnh hưởng đối với người khác.

7. Quản lý cuộc sống riêng: Dù chúng ta là ai, chúng ta là nhà lãnh đạo hay đóng vai trò gì trong xã hội thì sau đó bạn cũng về với cuộc sống riêng và gia đình, đó là điều không thể thiếu trong cuộc sống của đời người và cần được chăm chút cho tốt.

 

Nghệ thuật lãnh đạo người khác

Lãnh đạo là một quá trình phấn đấu, nhà nghiên cứu nghệ thuật lãnh đạo John Maxwell chỉ ra có 5 cấp độ để phấn đấu và trở thành một nhà lãnh đạo có tầm thực thụ

1) Cập độ 1: Chức vị (Position level)

Đây là cấp độ lãnh đạo đầu tiên, từ việc làm tốt công việc và được thăng tiến lên vị trí quản lý. Từ khóa ở cấp độ này là 'quyền hành', bạn sử dụng chức vị của bạn để yêu cầu nhân viên cấp dưới của bạn thực hiện theo mệnh lệnh. Tuy nhiên đa phần người ta không ai muốn tuân theo lệnh của người khác, người ta tuân theo lệnh của bạn chỉ vì bạn đang có chức vị cao hơn. Ở lại vị trí này quá lâu sẽ khiến những người cấp dưới của bạn không nể phục. Việc bạn cần làm là cần nổ lực, phấn đấu và rèn luyện để tiến lên cấp độ cao hơn.

2) Cấp độ 2: Sự chấp thuận (Permission level)

Là lãnh đạo ở cấp độ này bạn là phải biết lắng nghe, chia sẻ để thấu hiểu được nhân viên. Nắm được tâm tư nguyện vọng của họ để có sự quan tâm và hổ trợ phù hợp. Từ khóa của cấp độ này là "mối quan hệ", bạn cần rèn luyện và thực hiện tốt vai trò kết nối mọi người, xây dựng tốt các mối quan hệ. Đó là nền tảng để bạn đạt được những thành quả và là cơ sở để tiến lên những nấc thang cao hơn. Một khi bạn xây dựng được các mối quan hệ tốt, bạn đã chuyển đổi thành công từ việc ra mệnh lệnh để buộc cấp dưới của bạn phải tuân theo sang việc cấp dưới của bạn mong muốn chờ nhận mệnh lệnh của bạn và nghe theo bạn. Thông thường ở cấp độ này bạn chỉ là người lãnh đạo trong một qui mô nhỏ và thực hiện vai trò kết nối là chủ yếu, bạn cần rèn luyện để tiến bước lên nhà lãnh đạo cấp cao hơn.

3) Cấp độ 3: Làm gương (Production level)

Từ khóa ở cấp độ lãnh đạo này là "thành quả", một thách thức lớn nhất khi là nhà lãnh đạo cấp độ này là mọi nổ lực của bạn cần được thể hiện bằng kết quả đạt được. 

Những kết quả mà bạn đạt được là minh chứng giá trị nhất để những người đã nghe theo bạn tin rằng bạn là người đáng để họ noi theo. Bởi mọi người biết rằng bạn là người mang lại những thành quả, mang đến thành công cho tổ chức và bản thân, họ tin tưởng rằng với sự dẫn dắt của bạn thì các vấn đề sẽ được giải quyết và đi đến thành công. Cấp độ này đánh dấu bạn đã trở thành một nhà lãnh đạo ở tầm vị trí quan trọng bởi sự dẫn dắt của bạn đã mang lại những kết quả thực sự.  

4) Cấp độ 4: Phát triển nhân lực (People development level) 

Để vận hành một doanh nghiệp hiệu quả thì việc sắp xếp và tổ chức tốt các phòng ban và phân công công việc cho từng thành viên một cách hợp lý. Tuy nhiên để doanh nghiệp phát triền và vững mạnh thì đòi hỏi phải có nhà lãnh đạo ở cấp độ có thể đào tạo nên thế hệ kế thừa. Một người lãnh đạo giỏi cần phải biết tầm quan trọng và có khả năng đào tạo nên một tập thể lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo ở cấp độ này luôn chú trọng đào tạo nên một tập thể thế hệ lãnh đạo tiếp qua các hoạt động teaching, training, coaching, approaching...Những bài học, những kinh nghiệm để đi đến những thành quả tốt đẹp và thành công được truyền dạy cho những thế hệ kế thừa là những yếu tố để mọi người đi theo bạn 

5) Cấp độ 5: Đỉnh cao (Pinnacle/personhood level)

Là nhà lãnh đạo đạt ở cấp độ này là đĩnh cao của lãnh đạo. Khi đạt được cấp độ này thì tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo đổi với tổ chức và mọi người rất lớn. Những thành tích, sự đóng góp và dẫn dắt của nhà lãnh đạo đã khẳng định tài năng và đã gây ảnh hưởng lớn đối với nhiều người. Họ xứng đáng là biểu tượng và linh hồn của một tổ chức mà mọi người hướng theo.

Từng cấp độ nhân viên có một suy nghĩ và đánh giá khác nhau về lãnh đạo của mình (trừ nhà lãnh đạo cấp độ 5 đã quá rõ ràng và ảnh hưởng quá lớn nên không thể nhầm lẫn). Với các nhân viên đã có thời gian dài làm việc cùng lãnh đạo thì họ xem lãnh đạo của họ ở cấp độ 4, nhưng với nhân viên mới vào làm việc thì đôi khi lại xem người lãnh đạo ấy ở cấp độ 1. Vì thế là một người lãnh đạo giỏi là người tự đánh giá được mình ở cấp độ nào trong mắt nhân viên của mình để từ đó có cách dẫn dắt phù hợp. Luôn luôn quan sát, phân tích và không ngừng học hỏi để là người có thể gia tăng tầm ảnh hưởng của mình và trở thành người lãnh đạo tài ba.