Khởi đầu cho thành công

Đọc BÁO CÁO TÀI CHÍNH và hiểu rõ về TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Nói đến tài chính là nói đến ‘những con số biết nói’, tuy nhiên điều đáng quan tâm là những con số đó nó lại không luôn luôn hiển thị một cách khách quan mà đôi khi lại được trình bày một cách có chủ ý.

Đọc BÁO CÁO TÀI CHÍNH và hiểu rõ vềTÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

 

Nói đến tài chính là nói đến ‘những con số biết nói’, tuy nhiên điều đáng quan tâm là những con số đó nó lại không luôn luôn hiển thị một cách khách quan mà đôi khi lại được trình bày một cách có chủ ý.  

 

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Mỹ thì 82% số doanh nghiệp thất bại là do quản lý tài chính quá yếu kém. Một trong những lý do chính khiến chúng ta dấn thân vào con đường kinh doanh nhưng lại thường bị coi nhẹ, thậm chí bỏ qua cho đến khi nhiều vấn đề phát sinh ta mới chú ý đến chính là vấn đề tiền bạc trong công ty.

 

Là một người muốn tìm hiểu về vấn đề tài chính của một doanh nghiệp nào đó, để nắm rõ nó hơn thì cũng cần lưu ý để có thể tìm ra những vấn đề ẩn dấu nếu có!

 

ĐỌC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trước khi bạn có thể tìm được các điểm nghi vấn cần làm rõ trên Báo cáo Tài chính thì bạn cần biết đọc.

Báo cáo tài chính: Bản thân Báo cáo tài chính đã là một tập hợp các báo cáo cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính và dòng tiền của công ty đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Về cơ bản, Báo cáo tài chính gồm 4 thành phần, có thể được nói và diễn giải ngắn gọn như sau:

- Bảng cân đối kế toán:  Giúp cho bạn thấy tình hình tài sản của công ty

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Như cái tên gọi vốn có của nó, giúp cho bạn thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cho bạn thấy được dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp

- Thuyết minh báo cáo tài chính: Nhằm giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết.

 

Tìm kiếm dấu hiệu

 

Bây giờ bạn đã có ý tưởng để đọc báo cáo tài chính, dưới đây là những dấu hiệu mà có thể là những “điểm đen” trên báo cáo tài chính của công ty.

1.Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-to-equity ratio):

Nợ vay luôn cao hơn tài sản bảo đảm nói lên điều gì!?

Kinh nghiệm cho thấy một số công ty duy trì ổn định tài sản và nợ vay khi ngành kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào yếu tố theo mùa hoặc ít bị ảnh hưởng bởi áp lực thị trường. Kể các các công ty trong ngành có tính mùa vụ (Ví dụ: các công ty xây dựng không hoạt động trong những tháng mùa đông), cũng có thể để nợ nhiều hơn so với tài sản bảo đảm. Về mặt kỹ thuật, nợ vay cao hơn tài sản bảo đảm nằm trong kế hoạch được lập. Nếu công ty để nợ phải trả tăng cao mà không có tài sản bảo đảm cũng có thể là dấu hiệu việc sử dụng đòn bẩy quá nhiều.

Điều này cho thấy công ty đang sử dụng nợ nhiều hơn cả những gì công ty có. Đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp dung đòn bẩy tài chính quá cao hay nói cách khác là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 100%.

Chúng ta cũng có thể theo dõi Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Lãi Vay (Interest coverage ratio) được tính bằng cách lấy lợi nhuận hoạt động chia cho lãi vay. Nếu hệ số này quá nhỏ hoặc so với trung bình ngành quá khác biệt thì đây cũng là điểm cần chú ý.

 

2. Doanh thu liên tục giảm qua các năm:

Nếu công ty có ba hoặc nhiều năm doanh thu sụt giảm, chứng tỏ công ty đã không kinh doanh tốt. Doanh thu giảm và giảm dài hạn chắc chắc sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính nói chung, dòng tiền cũng như các khác khoản thu chi của doanh nghiệp.

3. Khoản mục “Chi phí khác” trên bảng cân đối kế toán thay đổi bất thường:

Các công ty thường có khoản mục “chi phí khác” hay biến động hoặc quá nhỏ để định lượng, đây là điều bình thường trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nếu khoản mục “chi phí khác” có giá trị cao bất thường, bạn nên tìm xem điều gì tạo nên khoản mục “chi phí khác” cao đến như vậy. Các chi phí khác này tại sao bổng nhiên lại tặng lên như vậy? Điều này nói lên điều gì? Có liên quan gì đến các hoạt động kinh doanh hiện tại và tương lại. Đó cũng là cơ sở đẻ chúng ta có thể dự đoán khoản mục này còn xuất hiện trong tương lai hay không.

Về khoảng bất thường này cần phối họp xem bản thuyết minh báo cáo tài chính có đề cập và giải thích rõ ràng chưa? Các lời giải thích có cơ sở và bảo đảm tính hợp lý hay không?

 

 

4. Các khoản phải thu và hàng tồn kho có liên quan tới doanh thu:

Tiền ở các khoản phải thu hoặc trong hàng tồn kho là các khoản tiền không tạo ra lợi nhuận. Trong khi điều quan trọng là phải có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng, tuy nhiên một công ty lại không muốn các khoản phải thu chiếm phần nhiều trong doanh thu hoặc trữ nhiều hàng tồn kho không bán được.

Một điểm cần lưu ý là hàng tồn kho rất nhại cảm với yêu tố thị trường. Nếu thị trường đang ảm đạm thì hàng tồn kho sẽ là một gánh nặng bởi nó rất khó để có thể ra hàng và thu tiền về.

 

5. Dòng tiền và báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Dòng tiền là tín hiệu tốt cho biết sức khỏe của công ty, dòng tiền của công ty cho thấy điều cơ bản là dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra.

Các khoản mục trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy các giao dịch đang được xử lý nhưng chúng không cho ta biết về các giao dịch xảy ra trong tương lai.

Dòng tiền thiếu ổn định luôn có nguyên nhân nào đó và phần nào phản ảnh độ ổn định về sức khỏe của doanh nghiệp.

 

6. Biên lợi nhuận gộp:

Biên lợi nhuận gộp là thước đo về tính sinh lời của công ty được tính bằng cách lấy lợi nhuận thu được trên doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ suất lợi nhuận biên giảm là điểm nên lưu ý. Biên lợi nhuận thể hiện chi phí sản xuất trực tiếp ra hàng hóa hoặc dịch vụ và biên lợi nhuận cần phải đủ để trang trải chi phí hoạt động như chi phí nợ.

Vì sao biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp lại có sự thay đổi lớn như vậy? Đâu là nguyên nhận cho sự thay đổi lớn này là câu hỏi cần quan tâm.

Phân tích báo cáo tài chính của một công ty dù cho bạn là cổ đông hoặc nhà đầu tư đều là kỹ năng giá trị. Hãy dành thời gian để tìm hiểu sâu báo cáo tài chính và xem xét những dấu hiệu khả nghi để có những nhận định đúng đắn về tình hình tài chính của công ty.

Với góc nhìn của một nhà phân tích thì “đọc hiểu” các con số để mổ xẻ được ý nghĩa đằng sau nó là điều kiện cần để trở thành một nhà phân tích thành công. Nhưng đừng xem xét các con số này một cách riêng lẻ mà hãy đặt chung với việc phân tích ngành , phân tích mô hình kinh doanh để tự xây dựng cách phân tích sâu hơn.

7. Phát hành cổ phiếu:

 Nhiều cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán, tức là sẽ có nhiều cổ phần bị pha loãng hơn. Nếu số lượng cổ phần của một công ty liên tục tăng hai hoặc ba phần trăm mỗi năm cho thấy công ty đang phát hành nhiều cổ phần và làm loãng giá trị của công ty.

 

Tóm lại:

 

Tập trung vào phân tích sự logic để tìm ra những bất hợp lý nếu có trong báo cáo tài chính.

Ngoài ra, lời khuyên là đừng quá cưng nhắc mà cũng cần lưu ý đến việc luôn luôn phân tích thông tin báo cáo tài chính dưới góc độ thực tiển, đặt thù ngành nghề, thời cuộc…vì có thể con số đó trên báo cáo tài chính không phù hợp ở thời điểm này nhưng lại rất phù hợp ở thời điểm khác.