Khởi đầu cho thành công

Tìm hiểu về các dạng marketing

Hoạt động marketing gồm các hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp, bao gồm một chuỗi những hoạt động không phải là sản xuất nhưng thực sự góp phần vào tạo ra giá trị cho hàng hóa và dịch vụ. Những hoạt động này phải được tiến hành trước khi sản xuất, trong quá trình sản xuất, trong khâu tiêu thụ và trong giai đoạn sau khi bán, đó chính là các hoạt động trên thị trường của doanh nghiệp

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển như vũ bão và công nghiệp 4.0 đã tác động sâu rộng vào từng lĩnh vực. Chính vị vậy marketing cũng không là lĩnh vực đứng ngoài cuộc. Thế nên trước khi đi sâu vào tìm hiểu marketing, chúng ta cần đi vào xem xét việc định ra các dạng marketing 

Tùy theo phạm vi hay hình thức mà người ta có thể hệ thống hóa và phân loại lại các dạng marketing như sau: marketing quan hệ, marketing quốc tế, marketing vĩ mô, marketing xã hội, marketing trực tiếp, marketing công nghệ số và trên mạng internet

 

1. Marketing quan hệ: Mục đích chính của hoạt động marketing là phát triển và duy trì được quan hệ lâu dài với các tổ chức và cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thành công của doanh nghiệp.

Marketing quan hệ tập trung vào xây dựng quan hệ dài hạn thỏa mãn lợi ích đa phương với khách hàng và các đối tác trên thị trường nhằm phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh. Bốn đối tượng chính để xây dựng, duy trì và phát triển quan hộ là: khách hàng, người lao động, các thành viên của chuỗi cung cấp và phân phối, các thành viên thuộc cộng đồng tài chính (cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng…). Trong đó, hoạt động marketing  trước hết phải nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua thiết lập quan hệ lâu dài và chặt chẽ giữa doanh nghiệp với họ. Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược và tập hợp các chương trình và chính sách trong quản trị quan hệ khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có hồ sơ đầy đủ về khách hàng, theo dõi, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, thường xuyên thâm khách hàng…

2. Marketing quốc tế: Hoạt động marketing bên ngoài biên giới của một quốc gia. Hoạt động marketing quốc tế cũng theo những nguyên lý như marketing nội địa nhưng chịu tác động của môi trường marketing của các quốc gia và quốc tế. Marketing quốc tế bao gổm marketỉng xuất khẩu, marketỉhg đa quốc gia, marketing toàn cầu…

3. Marketing vĩ mô: Quá trình xã hội định hướng cho dòng chảy hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhằm đạt được các mục tiêu, lợi ích của toàn xã hội. Marketing vĩ mô có chức năng làm phù hợp cung và cầu hàng hóa trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống marketing vĩ mô hoạt động tốt sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong khi Marketing vi mô (micromarketing) là hoạt động marketing của các tổ chức và doanh nghiệp.

4. Marketing xã hội: Là việc sử dụng các nguyên lý và công cụ marketing để giải quyết các vấn đề xã hội qua tác động tới (nhóm) đối tượng mục tiêu nhằm làm cho họ chấp nhận, từ bỏ, thay đổi hành vi, thói quen một cách tự nguyện vì lợi ích của cá nhân họ, cộng đồng và xã hội nói chung.

5. Marketing trực tiếp: Tất cả các hình thức bán sản phẩm qua tiếp xúc với khách hàng bằng các phương tiện truyền thông khác nhau mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp của người bán. Ví dụ, bán hàng qua điện thoại, qua mạng Internet…

6. Marketing công nghệ số và trên mạng internet: Hoạt động marketing được thực hiện qua môi trường ảo của mạng internet. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo nên các phương thức và công cụ marketing mới dựa trên cồng nghệ số. Các công cụ marketing internet đã và đang được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm từ nghiên cứu thị trường, quảng cáo đến bán hàng trực tiếp trên mạng… Các công ty thành công trên thị trường là những công ty biết kết hợp tốt giữa marketing truyền thống với marketing công nghệ số (brick and click companies).