Khởi đầu cho thành công

Chiến thuật cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường

Tam đối là từ khóa mà các doanh chủ luôn quan tâm để từ đó có những đối ứng phù hợp trong quá trình quản trị doanh nghiệp của mình.

Tam đối là từ khóa mà các doanh chủ luôn quan tâm để từ đó có những đối ứng phù hợp trong quá trình quản trị doanh nghiệp của mình. Trong hoạt động kinh doanh từ tam đối để nói đến 3 đối tượng có liên quan với nhau đó là: Đối tượng (đối tượng người dùng), đối tác và đối thủ. Trong khuôn khổ bài viết nói về chiến thuật cạnh tranh dể chiếm lĩnh thị trường này, chúng ta chỉ tập trung nói về 'đối thủ'.

Thị trường luôn cạnh tranh để tồn tại, đó là điều tất yếu của sự tồn tại và phát triển. Để có vị thế hoặc chiếm lĩnh được thị trường thì các doanh nghiệp luôn cần phải có chiến thuật cạnh tranh mới có cơ sở để định vị được mình trên thương trường nhằm tồn tại và phát triển. 

Người dùng là người quyết định sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, chính vị thể sự cạnh tranh ở đây là sự giành lấy sự quyết định của người dùng về phía mình. Càng được nhiều người dùng chấp nhận và tin yêu vào sản phẩm của mình sẽ giúp mình có được thị trường và dần chiếm được thị phần. 

Trong việc triển khai các chiến thuật cạnh tranh có thể kể đến các chiến thuật sau, tùy vào lợi thế của doanh nghiệp trong điều kiện phụ hợp mà có cách vận dụng tương ứng: Hạ giá bán, tăng giá trị kết hợp với việc quan sát diễn biến thị trường cũng như hoạt động của đối thủ.

Chiến thuật 1: Giá trị không đổi nhưng hạ giá bán cho rẻ hơn

Đây là chiến thuật vô cùng nguy hiểm theo kiểu "được ăn cả, ngã về không" vì nó dễ dàng dẫn đến phá sản do lãi thấp nên không đủ cho doanh nghiệp tiếp tục vận hành. Chính vì thế chỉ nên áp dụng trong các trường hợp sau:

1.Trường hơp chúng ta có sản phẩm mới: Chúng ta có sản phẩm mới với tính năng tốt hơn so với những sản phẩm hiện hành, chúng ta muốn nhanh chóng bán hết các sản phẩm cũ đi để sẵn sàng cho dòng sản phẩm mới 

2.Trường hợp chúng ta có lợi thế nguồn lực sản xuất tốt hơn:Khi chúng ta mở rộng quy mô sản xuất, sản lượng sản xuất lớn hơn nên khai thác tốt hơn chi phí cố định, hệ thống phân phối mạnh hơn, cần thực hiện việc chiếm lĩnh thị phần nhiều hơn một cách nhanh chóng.

3.Trường hợp chúng ta muốn tìm thêm tập khách hàng: Chúng ta tìm kiếm phân khúc khách hàng cận biên để phân phối sản phẩm nhiều và nhanh hơn thông qua việc mang đến những giá trị phù hợp đến nhóm khách hàng cận biên đó. Cách làm này cần thận trọng vì về lâu dài dễ ảnh hưởng đến định vị của sản phẩm.

Chiến thuật 2: Không tăng giá bán nhưng tăng giá trị sản phẩm

Chiến thuật cạnh tranh nào thì đa phần thì người hướng lợi nhất vẫn là người dùng. Chiến thuật này đòi hỏi bạn phải có nguồn lực tốt, có thể tạo ra nhiều giá trị cộng thêm. Nhờ vào giá trị cộng thêm này mà bạn vận dụng để giữ vững thị phần của mình.

1. Trường hợp thị phần hiện tại của bạn bị đe dọa bởi một đối thủ mới có sức mạnh về chất lượng và giá: Trong trường hợp bạn đang chiếm được thị phần nhưng xuất hiện đối thủ mới có sản phẩm tốt hơn với giá bán thấp hơn. Sự đe dọa đến thị phần của bạn đã quá rõ ràng, nếu bạn không có hành động hay chiến thuật phù hợp thì đối thủ sẽ nhanh chóng gặm nhấm thị phần của bạn. Điều bàn cần làm lúc này là nhanh chóng nâng cao chất lượng của sản phẩm hay tạo nên các giá trị cộng thêm khác để giữ vững được thị phần.

2. Trường hợp đối thủ hiện hữu của bạn gia tăng giá trị cho sản phẩm hoăc hạ giá: Thực ra việc hạ giá hay không hạ giá nhưng gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng có ý nghĩa như nhau đối với khách hàng. Tuy nhiên đối với thị trường là vấn đề không đơn giản. Bạn đối trọng lại bằng cách hạ giá theo không phải là cách làm thông minh. Trong trường hợp này bạn nên sử dụng chiến thuật nâng giá trị cho sản phẩm của bạn (không hạ giá theo đối thủ mà tăng giá trị lên và giá không đổi)

Trong 2 trường hợp nêu trên, các doanh nghiệp cạnh tranh không làm hư thị trường do phá giá, tuy nhiên việc nâng giá trị lên nhưng giá không đổi thì lợi nhuận biên đương nhiên cũng sẽ giảm và hệ lụy là dễ kéo theo sự phá sản.

3. Trường hợp bạn có công nghệ mới tốt hợn: Khi bạn có công nghệ tốt hơn, giúp bạn giảm được chi phí sản xuất cho sản phẩm của bạn, khi đó bạn dùng khoảng phí tiết giảm được này để nâng cao hoặc bổ sung tính năng cho sản phẩm để gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho bạn nhằm giữ những thị phần và chiếm lĩnh nhiều hơn thị phần hơn.

Lưu ý: Đây là các chiến thuật nói chung của các đối thủ đang hiện hữu trên thị trường. Đối với các startup hay các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp cần có các chiến thuật khác phù hợp hơn, bởi đối với các startup thường không đủ sức để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ hiện hữu mà cần có cách triển khai đi theo một chiến lượt dành riêng cho các startup (được giới thiệu đến bạn trong một bài viết khác nói về chiến lược cạnh tranh dành cho startup)