Khởi đầu cho thành công

Marketing dành cho khởi nghiệp

Đối với những ai làm khởi nghiệp, ngoài việc xây dựng mô hình kinh doanh và định hình thị trường phù hợp thì chiến lược marketing hợp lý cho startup là điều vô cùng quan trọng

Với nguồn lực hạn hẹp trong thời đầu khởi nghiệp, việc cần chọn một chiến lược marketing tối ưu và ổn định luôn là bài toán đau đầu trong hàng loạt bài khó mà doanh nghiệp khởi nghiệp cần giải quyết. Tình cờ đọc qua những bài viết trên group quản trị và khởi nghiệp; sau đó là qua việc áp dụng vào dự án mà mình đang khởi nghiệp; cá nhân mình xét thấy đó là thông tin cần thiết cho những ai đang làm startup. Xin được trích lại như sau:

Thông thường các starup thường trải qua các giai đoạn sau marketing theo đó nó phù hợp với với từng giai đoạn phát triển và mở rộng kinh doanh của doanh nghiêp. Các giai đoạn cụ thể là: Đơn mục tiêu - đơn kênh, Đơn mục tiêu-đa kênh, Đa mục tiêu-đa kênh, và Marketing có chiến lược đi cùng concept.

Giai đoạn 1 : Đơn mục tiêu, đơn kênh. 


Nôm na là chỉ quảng cáo bán hàng trên một kênh hiệu quả nhất (thường là facebook hoặc adword với các ngành có lượng search cao). Đây cũng là giai đoạn đầu của khởi nghiệp, lúc này doanh nghiệp cần bán được hàng trước tiên để có tiền duy trì doanh nghiệp. Do vậy ở giai đoạn này chỉ cần chọn một kênh bán hàng thật tốt, thường là facebook ads, lựa chọn và tối ưu nhóm khách hàng phù hợp nhất (thông qua việc nhắm chọ mục tiêu với phân tích nhân khẩu học - việc này các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo có các công cụ để bạn dễ dàng thực hiện). Các kĩ thuật lựa chọn nhóm quảng cáo thì có rất nhiều trên mạng, tuy nhiên quan trọng hơn vẫn là kĩ thuật để viết những bài copywriting (quảng cáo bán hàng trực tiếp) thật suất sắc. Khi một bài quảng cáo tốt, tỉ lệ chốt đơn sẽ tăng cao.

Như vậy giai đoạn này chỉ tập trung việc bán hàng đơn kênh, cho tới khi lượng bán tăng đến giới hạn và không tăng trưởng nhiều nữa. Bắt đầu bước sang giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn 2: Đơn mục tiêu, đa kênh

Ở giai đoạn này, các hoạt động quảng cáo đơn kênh sẽ tiệm cận tới giới hạn. Nếu có tăng thêm tiền thì cũng không làm doanh số tăng theo tỉ lệ tương ứng. Lúc này cần kết hợp đa kênh để phục vụ mục tiêu bán hàng. Đây là lúc sử dụng tổng thể các kênh truyền thông tích hợp với nhau (IMC) nhằm gia tăng hiệu quả: website, quảng cáo facebook, quảng cáo adword, quảng cáo remarketing, hoạt động POSM...

Giai đoạn này cần tập trung đo lường hiệu quả marketing từ các kênh khác nhau nhằm đánh giá thị trường, hiểu insight khách hàng để từ đó chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo

Giai đoạn 3: Đa mục tiêu, đa kênh

Đến đây, doanh nghiệp đã phát triển tới một giai đoạn nhất định, có nhiều nguồn lực hơn, thị trường cạnh tranh hơn và cũng cần xây dựng phát triển mạnh mẽ hơn. Do vậy nhiệm vụ marketing không chỉ có mục tiêu bán hàng cho khách hàng tiềm năng, mà còn có nhiệm vụ truyền thông thương hiệu, nhiệm vụ gợi tạo nhu cầu cho khách hàng mới, nhiệm vụ xây dựng lòng trung thành cho khách hàng cũ hay chăm sóc khách hàng...Do vậy các kênh marketing sẽ đa dạng hơn và phức tạp hơn rất nhiều. Tùy vào nguồn lực doanh nghiệp và sự cạnh tranh thị trường mà xây dựng kế hoạch marketing cho phù hợp

Giai đoạn 4: Marketing có chiến lược, concept

Thực hiện tốt giai đoạn 3 rồi, hoạt động sẽ đi vào giai đoạn 4, các hoạt động marketing không chỉ đơn thuần là chạy kênh đơn giản, mà lúc này đòi hỏi cần có những campaign hay, hấp dẫn, mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy lúc này marketing đánh còn có bài hơn, tức là cái nào đánh trước, cái nào đánh sau, tỉ trọng các hoạt động, campaign có big idea, sẽ xuyên suốt và nhất quán.

Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp phải có phòng marketing chuyên nghiệp, và tốt nhất là đã thực hiện rất tốt các giai đoạn trước.

Trên đây là 4 giai đoạn marketing cho các khởi nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng như vậy.

 

Theo Đỗ Thắng
CEO INSO marketing