Khởi đầu cho thành công

Khởi nghiệp - cần chuẩn bị những gì khi khởi nghiệp

Làm bất kỳ việc gì cũng vậy, sự chuẩn bị tốt là một trong những yếu tố cho thành công, ngược lại chúng ta thất bại trong khâu chuẩn bị có nghĩa là chuẩn bị cho sự thất bại! Với khởi nghiệp còn quan trọng hơn nhiều bởi nguồn lực của khởi nghiệp luôn yếu, thế nên chúng ta khó có cơ hội làm lại một khi thất bại!

 

Làm bất kỳ việc gì cũng vậy, sự chuẩn bị tốt là một trong những yếu tố cho thành công, ngược lại chúng ta thất bại trong khâu chuẩn bị có nghĩa là chuẩn bị cho sự thất bại! Với khởi nghiệp còn quan trọng hơn nhiều bởi nguồn lực của khởi nghiệp luôn yếu, thế nên chúng ta khó có cơ hội làm lại một khi thất bại!

Khởi nghiệp không đơn thuần là bắt đầu bằng việc mở một doanh nghiệp rồi lao đầu vào làm với tất cả đam mê cháy bổng. Bởi thực tế vận hành một doanh nghiệp từ lúc bắt đầu và đi đến thành công không hề đơn giản mà phải bước qua bao khó khăn thử thách và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Trong cuộc sống nói chúng và đặc biệt là trong kinh doanh nói riêng, nếu chỉ có niềm mơ ước, chỉ có những mục tiêu đặt ra rồi bạn lao vào làm việc cho mục tiêu ấy thì chưa có gì chắc chắn bảo đảm rằng bạn sẽ đạt được cả. Nếu không có sự chuẩn bị tốt thì việc bạn phải trả giá đầu tiên là gặp phải những khó khăn hoặc sai lầm, bạn không thể tiến lên được, bạn rơi vào bế tắc, nếu còn kiên trì bạn lại phải quay đầu và làm lại từ đầu...những điều này bạn không lường trước được và thậm chí có khi bạn chỉ mơ đến màu hồng của thành quả mà hầu như đã thờ ơ không nghĩ tới hết những tình huống khó khăn và sai lầm có thể vướng phải cũng không có phương án nào khác nếu như phải quay đầu làm lại, và cứ thế cái vòng luẩn quẩn: sai thì quay lại sửa và sửa lại gặp sai.........nên chúng ta chưa thể thành công hoặc thậm chí phải bỏ cuộc khi ngọn lửa đam mê và quyết tâm không còn nữa. Thế đấy! giấc mơ vẫn chỉ là giấc mơ!

Trong kinh doanh, để ngoài yếu tố thời vận, dịp may và cơ hội kinh doanh thì việc chúng ta có đủ khả năng để nắm bắt những cơ hội đó và vận dụng, vận hành một cách bài bản để đi đến thành công là điều cần thiết, nếu không cơ hội cũng sẽ nhanh chóng trôi qua trước mặt chúng ta mà thôi. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta nói về các chuẩn bị cho khởi nghiệp. Bởi làm bất kỳ việc gì cũng vậy, sự chuẩn bị tốt là một trong những yếu tố cho thành công, ngược lại chúng ta thất bại trong khâu chuẩn bị có nghĩa là chuẩn bị cho sự thất bại!

 

1.Định hướng kinh doanh

Trước khi bắt tay vào kinh doanh thì định hướng là việc đầu tiên phải làm. Bạn đang đứng ở hiện tại và nghĩ đến một mục tiêu ở tương lai. Tương lai đang ở phía trước và mục tiêu cũng nằm ở đó chứ không hề thực sự hiện hữu dễ dàng cho bạn. Việc đầu tiên là bạn cần phải định ra phương hướng rõ ràng cho mục tiêu mà mình đặt ra để giúp chúng ta không bị lạc lối hoặc mất phương hướng trên con đường đi đến mục tiêu. Điều này cũng tương tự như việc hằng ngày chúng ta đi từ điểm A đến một đích là điểm B, nếu chúng ta không định được hướng đi và phương án để di chuyển cụ thể chúng ta sẽ không đi đến điểm B một cách nhanh chóng mà thậm chí còn bị động trong hành trình cũng như thất bại trong việc đến đích.

2.Mô hình kinh doanh

Từ ý tưởng kinh doanh đến thực tiễn là một quãng đường rất xa với bao nhiêu đối tượng tác động và những phát sinh...Những ý tưởng kinh doanh cần phải được mô hình hóa cụ thể để giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và phân tích cụ thể trên từng đối tượng trong mô hình kinh doanh mà chúng ta đưa ra để chuẩn bị cho các bước triển khai tiếp theo.

3.Chiến lược

Từ mục tiêu và phương hướng đã định, chúng ta cần phân tích và đưa ra sách lượt tác chiến để thực hiện hóa mô hình. Các sách lượt cần phải được đưa ra bằng nhưng chiến lược cụ thể. Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp chúng ta đi đến tránh bớt được những khó khăn phi hệ thống có thể gặp phải và điều đó giúp cho cơ hội thành công của chúng ta sẽ lớn hơn.

4.Các nguyên tắc cốt yếu

Những kinh nghiệm quý báu hay những bài học hay, những gì chúng ta đọc được trong sách vỡ không phải là thứ lý thuyết viễn vong. Ở một góc độ khác, những điều được tóm gọn trong sách vỡ là những điều đã được đút kết từ những bài học trong thực tiễn và logic hóa. Chúng ta không thể làm trái với những gì được xem là nguyên lý nếu không sẽ phải trả giá đắt. Những gì chúng ta có thể làm là vận dụng những nguyên lý đó nhưng có sự cải tiến cho phụ hợp với với đặt thù và hoàn cảnh cụ thể mà thôi!

5.Xây dựng thương hiệu 

 

Trong một con người luôn có linh hồn và thể xác, tất cả tạo nên nét riêng và giá trị riêng trong mắt của người khác.  Doanh nghiệp cũng giống như con người chúng ta vậy, doanh nghiệp cũng cần phải được chú trọng đến việc xây dựng giá trị cốt lõi, có như thế thì doanh nghiệp mới thực sự tạo được ấn tượng và niềm tin yêu trong mắt khách hàng.

6.Hoạt động marketing

 

Để hoạt động kinh doanh và bán hàng ngày nay không thể không đi cùng với hoạt động marketing. Thời đại "hữu xạ tự nhiên hương" không còn phù hợp với thời nay nữa. Hoạt động marketing là hoạt động cần thiết cần diễn ra trước, trong và sau hoạt động bán hàng đồng thời xuyên suốt trong quá trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, hoạt động marketing cũng đa dạng hơn, marketing được chú trọng và được xây dựng thành một chiến lược marketing hẳn hoi.

7.Quản trị nhân sự

Để vận hành các hoạt động trong một doanh nghiệp thì nhân sự không thể không tồn tại. Nguồn nhân sự mới có thể giúp triển khai hiệu quả các hoạt động mang tính chiến thuật và các định hướng. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, một nguồn nhân lực tốt được vận hành trong một hệ thống qui trình tốt sẽ giúp gia tăng hiệu sức hoạt động từ đó làm tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh và ngược lại.

8.Quản lý tài chính

Tài chính là mạch huyết của doanh nghiệp, việc quản lý nguồn tiền và dòng tiền tốt sẽ giúp doanh nghiệp vận hành và phát triển. Từ việc quản trị tốt các nguồn lực về tài chính ban đầu, đến việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư và cả hoạt động phân phối tài chính đều rất quan trọng. Việc quản trị tài chính cần được thưc hiện theo đúng nguyên tắc và vận dụng một cách sắc bén để tối đa hóa giá trị cho nguồn tài chính.

 

 

(Bài viết thể hiện quan điểm về khởi nghiệp của Nguyễn Phúc Bảo Châu)

CEO của BizStore VietNam

Thành viên group Quản Trị và Khởi Nghiệp