Khởi đầu cho thành công

Khởi nghiệp: Cần chiến lược cạnh tranh phù hợp

Khởi nghiệp thành công không phải là điều dễ dàng, là một doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường ngoại việc cần có một chiến lược định hướng phù hợp cần có các chiến lược liên quan để vận hành, trong đó một chiến lược vô cùng quan trọng không thể không nói đến là chiến lược cạnh tranh

Gia nhập vào thị trường doanh nghiệp thì một doanh nghiệp có thể là doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường (market leader), doanh nghiệp đang đứng vai trò thách thức kẻ dẫn đầu thị trường (market challenger), doanh nghiệp là kẻ đi theo thị trường (market follower) hoặc doanh nghiệp đang nằm ở phần ngách của thị trường (market nicher). 

Thị trường luôn cạnh tranh và biến động không ngừng, tùy theo vị thế của mình trên thị trường mà mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược cạnh tranh thích ứng nhằm giành ưu thế để tồn tại và phát triển: Những chiến lược thông thường có thể kể đến là: Chiến lược chi phí tối ưu, chiến lược khác biệt hóa, hay chiến lược thị trường ngách (đây là chiến lược nên được các startup vận dụng). Tùy từng thời điểm và vị thế của doanh nghiệp mà chúng ta có thể áp dụng từng chiến lược hoặc vận dụng kết hợp

 

Chiến lược chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp hay còn gọi là chiến lược tối ưu hóa chi phí là một chiến lược đi vào việc giảm chi phí. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ từ các chi phí trực tiếp đến gián tiếp, chi phí để sản xuất nhờ ưu thế nguồn vật tư, chi phí về nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chi phí quảng cáo và marketing, chi phí bán hàng,...Tất cả nhằm làm giảm tổng chi phí và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có những sức mạnh nhất định, như việc đã đi đầu trong thị trường, và đầu tư lớn từ ban đầu, qui mô sản xuất lớn nên doanh nghiệp tối ưu được việc sử dụng các chi phí cố định. Khi doanh nghiệp đã có ưu thế về việc này thì doanh nghiệp có điều kiện hơn trong việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư vào qui mô, công nghệ để tiếp tục duy trì về lợi thế chi phí tối ưu.

Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi tính độc đáo, sự riêng biệt của sản phẩm nhằm mở một lối đi riêng trong ngành. Khi tạo ra được sự khác biệt và thị trường đã chấp nhận thì doanh nghiệp hầu như chiếm ưu thế hoàn toàn ở phân khúc người dùng mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Một ưu thế nữa khi doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt thành công là sự so sánh không có cơ hội và ưu thế về giá thuộc về doanh nghiệp chứ không phải nằm ở người mua.

Cũng như chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa đòi hỏi doanh nghiệp cần có những ưu thế nhất định. Nếu như chiến lược chi phí thấp tận dụng sức mạnh về qui mô, tiết giảm chi phí R&D...thì chiến lược khác biệt hóa cần phải đánh đổi chi phí để tạo sự khác biệt với đối thủ và chiếm lĩnh ưu thế hoàn toàn trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó sự khác biệt cần phải được tạo ra đủ lớn để chinh phục được khách hàng, ngược lại dù phải trả giá cho bài toán chi phí nhưng khách hàng có thể bỏ qua những khác biệt không đủ lớn trong sản phẩm của doanh nghiệp và chọn sản phẩm thay thế với ưu thế về giá hơn!

Chiến lược thị trường ngách

Chiến lược này hay còn gọi là chiến lược tập trung, doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tập trung vào một phân khúc hẹp của thị trường. Phân khúc mà các đối thủ lo khai thác lợi thế hiện tại của họ mà không để ý hoặc bỏ ngỏ. Việc tập trung làm tốt các vấn đề mà khách hàng mong mỏi trong khi các đối thủ chưa giải quyết sẽ giúp doanh nghiệp chiến lĩnh hoàn toàn được phân khúc và khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn. Một khi đã hoàn toàn chinh phục được phân khúc khách hàng của mình rồi thì vô hình chung doanh nghiệp đã đạt luôn cả mục tiêu chi phí thấp hoặc/và mục tiêu tạo sự khác biệt hóa.

Lời khuyên là các startup nên áp dụng chiến lược này, nhưng cần phải tập trung cao độ và nhanh nhẹn. Sự chậm chạp trong việc triển khai chiến lược này sẽ phải trả giá do các đối thủ lớn và mạnh trên thị trường từ việc không để ý hoặc bỏ ngõ chuyển sang đánh vào thì trường ngách này.