Khởi đầu cho thành công

Chiến lược và những rủi ro đối với mô hình kinh tế chia sẻ

Trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế chia sẻ, lợi thế cạnh tranh không chỉ là của những thương hiệu đơn lẻ, như giữa Uber và Didi Chuxing, mà là sự cạnh tranh giữa chuỗi cung ứng của Uber (gồm cả công ty điều phối là Uber và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải) với chuỗi cung ứng của Didi Chuxing (gồm công ty này và các nhà cung cấp dịch vụ trong hệ thống).

Quản lý một chuỗi cung ứng với nhiều nhà cung cấp đơn lẻ có thể mang đến những rủi ro cho công ty.

Trong bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế chia sẻ, lợi thế cạnh tranh không chỉ là của những thương hiệu đơn lẻ, như giữa Uber và Didi Chuxing, mà là sự cạnh tranh giữa chuỗi cung ứng của Uber (gồm cả công ty điều phối là Uber và các nhà cung cấp dịch vụ vận tải) với chuỗi cung ứng của Didi Chuxing (gồm công ty này và các nhà cung cấp dịch vụ trong hệ thống).

Lợi thế cạnh tranh do vậy sẽ mang đến những cơ hội cho các công ty nhỏ hơn. Tuy nhiên, quản lý một chuỗi cung ứng với nhiều nhà cung cấp đơn lẻ cũng sẽ mang đến những rủi ro cho công ty.

Sự cạnh tranh giữa Uber và Didi Chuxing là sự cạnh tranh giữa hai chuỗi cung ứng. Ảnh: Forbes.

 

Những rủi ro bên ngoài

Mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp và các vấn đề an ninh mạng

Trong mô hình quản lý chuỗi cung ứng truyền thống, việc giao sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đúng giờ và với điều kiện tốt có thể đảm bảo lợi thế cạnh tranh của các công ty. Ngoài ra, nhiều hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể được tiến hành với mạng lưới rất ổn định và đơn giản hơn nhiều trong khi nhiều hoạt động có thể được tiến hành trong nội bộ.

Tuy nhiên, mạng lưới chuỗi cung ứng trong nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) sẽ trở nên phức tạp hơn. Khi đó các công ty điều phối sẽ thuê ngoài nhiều hoạt động cho các nhà cung ứng khác. Do đó hàng loạt công nghệ và năng lực cải tiến sẽ được "chọn mặt gửi vàng" cho các nhà cung cấp. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh của các công ty điều phối phụ thuộc vào năng lực của nhiều nhà cung ứng (có khả năng là các công ty nhỏ hoặc các công ty mới hoạt động).

Chẳng hạn, với Grab, Uber, Go-jek hay các công ty Airbnb trong dịch vụ đặt khách sạn, chất lượng dịch vụ sẽ phụ thuộc vào bên sở hữu tài sản là các bên đối tác. Công ty điều phối ít có khả năng can thiệp vào khâu dịch vụ được "thuê ngoài" này.

Sự phụ thuộc, tính phức tạp và sự minh bạch của mạng lưới chuỗi cung ứng cũng dẫn đến rủi ro rò rỉ kiến thức và bí quyết sáng tạo của các công ty cho các nhà cung ứng, khiến các công ty điều phối mất lợi thế cạnh tranh.

An ninh mạng là một trong những vấn đề lớn của kinh tế chia sẻ. Ảnh: Medium.

 

Những rủi ro bên trong

Sự phù hợp trong tổ chức

CNTT không chỉ áp dụng cho các công ty điều phối mà còn có thể áp dụng trên toàn mạng lưới kinh doanh với nhiều nhà cung ứng có liên quan. Việc tích hợp này đòi hỏi nền tảng và cơ sở hạ tầng CNTT của các công ty điều phối có khả năng làm việc hài hòa với nền tảng công nghệ (platform) và cơ sở hạ tầng CNTT của các công ty khác.

Khả năng đồng bộ hóa và tương hợp trong suốt chuỗi giá trị có thể phát sinh vấn đề, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển ban đầu của chuỗi cung ứng 4.0 khi chưa có một bộ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, tài chính là một thách thức không nhỏ khi đầu tư phát triển nền tảng hoặc chuỗi cung ứng số hóa nói riêng và toàn bộ công ty nói chung, có thể khiến công ty hao tốn nhiều từ nguồn ngân sách.

Kỹ năng tổng hợp, một đòi hỏi trong kinh tế chia sẻ. Ảnh: Electronicsb2b.

Yêu cầu về kỹ năng và trình độ mới cho nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực với các kỹ năng và năng lực phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong mảng kinh tế chia sẻ. Điều này tạo ra rất nhiều thách thức đòi hỏi phải tích lũy kỹ năng của nguồn nhân lực.

Thách thức đầu tiên là công nghệ thông tin và các kỹ năng số hóa khác như cách vận hành một phần mềm bán hàng hoặc cách kiểm tra hành trình của sản phẩm bằng điện thoại di động hoặc từ các thiết bị phức tạp khác. Năng lực này có liên quan đến các kỹ năng khác như năng lực học hỏi khi công nghệ và kỹ năng mới liên tục thay đổi với tốc độ rất nhanh và quy mô lớn. Vì vậy nguồn nhân lực cần cập nhật các kỹ năng mới liên tục.

Đề xuất giải pháp và năng lực ra quyết định là một thách thức khác đối với đội ngũ nguồn nhân lực. Quá trình đưa ra quyết định sẽ không chỉ phụ thuộc vào một ngành hoặc một lĩnh vực mà trong các ngành và lĩnh vực được kết nối với nhau. Trình độ chuyên môn phù hợp và các khóa đào tạo cho nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết cho chức năng quản lý chuỗi cung ứng.

kinh tế chia sẻ chứa đựng cả cơ hội lẫn rủi roi. Ảnh: BmToolbox.

Các chiến lược cho vấn đề bên ngoài

Chọn các nhà cung ứng có hệ thống minh bạch và được các đối tác công nhận, hợp tác chặt chẽ với các đối tác kinh doanh, đàm phán về các điều khoản tiêu chuẩn và cơ bản trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh

Vì hệ thống kinh doanh với các nhà cung ứng được thực hiện tự động và minh bạch nên quá trình lựa chọn nhà cung ứng phải được tiến hành rất cẩn thận với các khung hướng dẫn được chuẩn hóa với các yêu cầu cơ bản và chi tiết mà nhà cung ứng phải đáp ứng. Các khung này sau đó được mã hóa và định lượng để các hệ thống và nền tảng kinh doanh sẽ tự động hoạt động với các đối tác kinh doanh. Chẳng hạn, các điều kiện của nhà cung ứng sẽ được định lượng bằng những tiêu chuẩn, chỉ nhà cung ứng đạt số điểm nhất định mới được tham gia.

Trong khi đó, những sự kiện diễn ra bất ngờ so với bộ  khung xãy ra trong các hoạt động kinh doanh sẽ được giải quyết bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo hoặc bằng quyết định của các cá nhân cụ thể trong trường hợp phức tạp và quan trọng.

Cạnh tranh bằng thương hiệu với các dịch vụ tuyệt vời rất khó bị sao chép (tài sản vô hình)

Trong bối cảnh tăng tính minh bạch, luồng thông tin và dữ liệu miễn phí, mô hình kinh doanh và công nghệ trong kinh tế số sẽ để lộ ra khả năng cạnh tranh có thể bị các đối thủ bắt chước. Lúc này, những điểm mạnh có thể trở thành điểm yếu.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm không phải chỉ là công việc của sự hưởng thụ vật chất đơn thuần mà còn là vấn đề bản sắc và mức độ cá nhân hóa yêu cầu của khách hàng là rất cao. Để đối phó với điều này, công ty cần tăng tài sản vô hình với các dịch vụ kinh doanh tuyệt vời bao gồm đúng giờ, chất lượng và dịch vụ sau bán hàng tốt. Quản lý chuỗi cung ứng nên được tập trung làm chức năng kinh doanh cốt lõi và có sự tương tác rất chặt chẽ với chức năng tiếp thị để thúc đẩy chất lượng dịch vụ và sản phẩm của công ty.

Các chiến lược cho các rủi ro bên trong

Phối hợp với các nhà cung cấp có kinh nghiệm cao với cam kết tái cấu trúc hệ thống kinh doanh và sử dụng các nền tảng có sẵn để giảm chi phí

Đối với các công ty không có nhiều kinh nghiệm hoặc ngân sách hạn hẹp, để phát triển hệ thống kỹ thuật số và nguồn nhân lực, các công ty này nên tìm ra các nhà cung cấp có nền tảng và công nghệ sẵn có mà các công ty chúng ta có thể sử dụng các dịch vụ sẵn có.

Các công ty đầu mối cũng có thể nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác kinh doanh bằng cách yêu cầu phát triển và tích hợp hệ thống kinh doanh vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi cũng như giúp công ty đào tạo các nguồn tài sản con người với các kỹ năng và trình độ phù hợp.

 

Theo tinnhanh247.net